Rối loạn điện giải là gì? những nguy hiểm đến sức khỏe khi mắc phải?
Rối loạn điện giải chính là sự gia tăng hay thiếu hụt các chất điện giải trong máu, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng rối loạn điện giải, người bệnh có thể gặp những tình trạng sức khoẻ khác nhau. Tuy nhiên, những trường hợp rối loạn điện giải nặng có thể gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến các bộ phận trong cơ thể, hay thậm chí người bệnh có thể phải đối mặt với tử vong.
Xem thêm: Phần 1 – 100+ câu hỏi giải đáp mọi thắc mắc về máy lọc nước điện giải từ A đến Z
1. Chất điện giải là gì? Vai trò của chất điện giải đối với cơ thể
Chất điện giải là các khoáng chất mang điện tích ở trong máu của con người. Các chất điện giải có tác dụng điều chỉnh và kiểm soát sự cân bằng của dịch cơ thể. Các chất điện giải chính là: natri, kali và magiê. Ngoài ra còn có một số chất điện giải khác như: phốt-phát, canxi, clorua, bicarbonat…
Các chất điện giải có những vai trò rất quan trọng đối với cơ thể:
- Kiểm soát cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể con người
- Cân bằng axit – bazo, đảm bảo sự cân bằng pH trong máu
- Tham gia vào quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các tế bào
- Tham gia đào thải các chất thải ra khỏi các tế bào
- Giúp điều hoà và cân bằng huyết áp
- Tăng cường chức năng tim mạch, cơ bắp
- Tăng cường hoạt động cho hệ thần kinh trung ương
Rối loạn điện giải thường gặp ở những người có chế độ ăn uống mất cân bằng như ăn quá nhạt hay quá mặn, sử dụng quá nhiều các loại nước tăng lực, nước ngọt giải khát… và ở những người đang gặp tình trạng đau ốm hay mắc một số bệnh lý mạn tính hoặc cấp tính.
Xem thêm: Các chỉ tiêu xét nghiệm nước uống tiêu chuẩn mới nhất 2022
2. Bị rối loạn điện giải xuất hiện các triệu chứng như thế nào?
Chứng rối rối loạn điện giải thường gặp nhất là rối loạn Natri và Kali – hai khoáng chất quan trọng nhất trong nhóm các chất điện giải.
2.1. Rối loạn Natri
Natri là nguyên tố được tìm thấy chủ yếu trong muối ăn, có tác dụng giúp cơ thể cân bằng giữa lượng axit và bazo, duy trì thể tích huyết tương và hỗ trợ các chức năng hoạt động ở tế bào. Nồng độ Natri trong máu ở trạng thái bình thường nằm trong khoảng 135 – 145 mmol/l.
Khi nồng độ Natri trong máu tăng lên sẽ khiến cho cơ thể cảm thấy khát nước, ăn không ngon miệng hoặc buồn nôn. Nặng hơn một chút, người bệnh có thể gặp phải tình trạng: Chuột rút, tê ngứa râm ran, lú lẫn, đãng trí, cơ bắp mỏi, yếu…
Ở các bệnh nhân nhỏ tuổi có thể gặp các triệu chứng kích thích, tăng phản xạ ở gân và xương, hôn mê hoặc co giật…
Nếu nồng độ Natri quá cao sẽ khiến cho các triệu chứng trở nên nặng nề hơn bao gồm: Co giật, xuất huyết trong và nặng nhất là chảy máu não.
Còn khi nồng độ Natri trong máu giảm xuống sẽ khiến cho người bệnh bị khô niêm mạc, khát nước, phù cơ thể, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu, tim đập nhanh, giảm huyết áp, co giật, hôn mê…. Ngoài ra, nếu nồng độ Natri giảm xuống quá mức cho phép có thể gây ra nhược trương dịch gian bào. Lúc này lượng nước trong tế bào sẽ tăng lên đáng kể, làm giảm khối lượng máu, gây giảm huyết áp, có thể dẫn đến truỵ tim, truỵ mạch, suy thận hay phù não…
2.2. Rối loạn Kali
Kali là một khoáng chất rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là đối với hệ tim mạch. Kali hỗ trợ sự dẫn truyền và tác động tới sự hưng phấn của cơ tim. Ngoài ra, Kali còn giúp cân bằng nước và điện giải cho cơ thể, duy trì hoạt động của cơ quan tiêu hoá và tiết niệu; hỗ trợ sản xuất protein và chuyển hoá glucose thành glycogen.
Nồng độ kali trong máu thông thường nằm trong khoảng từ 3.5 – 5 mmol/l.
Gia tăng Kali trong máu là tình trạng phổ biến thường gặp nhất trong các ca rối loạn điện giải nhưng cũng nghiêm trọng nhất. Khi bị tăng Kali trong máu, người bệnh có thể có các triệu chứng như: trướng bụng, liệt ruột, rối loạn nhịp tim, suy giảm chức năng các cơ… Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tăng Kali trong máu có thể gây tử vong cho người bệnh.
Khi Kali trong máu suy giảm sẽ khiến cơ thể gặp những triệu chứng như: Chướng bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, tối loạn nhịp tim, thậm chí là nhưng tim, rối loạn và tổn thương một số cơ quan khác trong đó điển hình là thận…
Xem thêm: Tất tần tật về lợi ích và tác hại của nước điện giải – Những lưu ý quan trọng khi uống
3. Nguyên nhân của rối loạn điện giải do đâu?
Nguyên nhân gây ra rối loạn điện giải về cơ bản là do các bệnh cấp tính, mạn tính hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Ngoài ra, nguyên nhân gây ra rối loạn điện giải dựa vào loại khoáng chất mà cơ thể bị thiếu hụt hay dư thừa.
3.1. Rối loạn Natri
Bệnh nhân bị tăng Natri trong máu có thể do sử dụng quá nhiều muối trong đồ ăn hàng ngày hoặc sử dụng một số loại thuốc để điều trị bệnh.
Còn nguyên nhân gây thiếu hụt Natri trong máu có thể kể đến như:
- Chứng thiểu năng vỏ thượng thận;
- Các bệnh khiến cho cơ thể người bệnh bị mất muối nhiều qua nước tiểu, mồ hôi, qua đường tiêu hóa (say nắng, nôn ói nhiều lần và kéo dài, đổ nhiều mồ hôi, tiêu chảy,…);
- Ống thận đang bị tổn thương nặng, suy giảm chức năng thận;
- Những người đang sử dụng thuốc lợi tiểu;
- Hội chứng SIADH – hội chứng hormone ADH tiết ra quá nhiều, giữ nước và làm giảm Natri trong máu).
3.1. Rối loạn Kali
Nồng độ Kali trong máu tăng cao có thể do các nguyên nhân như: sốc phản vệ, bỏng nặng, chấn thương, tiêu cơ vân, tan máu, bệnh thận, hay suy vỏ thượng thận…
Còn hạ Kali máu thường xuất hiện ở những người
hấp thu kém, hay nhịn ăn, ăn kiêng không hợp lý, đang sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc các loại thuốc chứa cortisol trong thời gian dài.
Xem thêm: Tất tần tật về lợi ích và tác hại của nước điện giải – Những lưu ý quan trọng khi uống
4. Các phương pháp điều trị rối loạn điện giải hiệu quả nhất
Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của việc thiếu hụt hay dư thừa các chất điện giải mà bác sĩ có thể đưa ra những chỉ định điều trị khác nhau cho người bệnh đang gặp tình trạng rối loạn điện giải.
- Đối với bệnh nhân thiếu hụt chất điện giải
Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp truyền tĩnh mạch để bổ sung các chất điện giải cần thiết trực tiếp cho cơ thể. Cách này rất thích hợp với các trường hợp bệnh nhân bị mất nước và khoáng chất do tiêu chảy hay nôn mửa. Người bệnh cũng nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng và các khoáng chất thông qua việc ăn uống.
Đối với trường hợp rối loạn điện giải do vi khuẩn, bệnh nhân sẽ cần sử dụng các loại kháng sinh để rút ngắn thời gian điều trị.
Nếu thiếu hụt các chất điện giải nặng, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các khoáng chất bổ sung phù hợp như Kali clorua, Magie oxit, Canxi …để bù đắp lượng khoáng chất thiếu hụt.
- Đối với bệnh nhân gặp tình trạng gia tăng nồng độ các chất điện giải
Trong các trường hợp không quá nặng, bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc uống để loại bỏ các khoáng chất dư thừa. Nếu bệnh nhân bị rối loạn điện giải do bệnh lý thì cần kết hợp điều trị rối loạn điện giải với điều trị bệnh lý của người bệnh.
Nếu sử dụng các loại thuốc mà bệnh nhân vẫn không đáp ứng và đặc biệt có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng thì bác sĩ sẽ quyết định sử dụng phương pháp chạy thận nhân tạo. Phương pháp này thường được sử dụng đối với các bệnh nhận có thận bị tổn thương và gây ra các rối loạn điện giải đột ngột có tác dụng giúp loại bỏ các chất thải trong máu. Tuy nhiên, đây là phương pháp khiến người bệnh tốn kém khá nhiều chi phí.
Loạn thị trường máy lọc nước ion kiềm tại Việt Nam và nguy hại sức khỏe với bạn | Geyser Việt Nam
Chứng rối loạn điện giải nghe có vẻ khá đơn giản nhưng nếu chủ quan và không khắc phục sớm sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho cơ thể. Thậm chí, bệnh nhân có thể đối mặt với những biến chứng nặng nề hoặc tử vong. Vì vậy, hãy bổ sung các chất điện giải thường xuyên thông qua thực phẩm hoặc sử dụng các loại nước điện giải được tạo ra bởi máy lọc nước điện giải để giúp cung cấp các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong những triệu chứng về rối loạn điện giải nêu trong bài viết trên đây, hãy mau chóng tới các bệnh viện hoặc trung tâm y tế để được khám và có phương án khắc phục, điều trị kịp thời.
Xem thêm: Biết 100 điều này, bạn chắc chắn sẽ là chuyên gia nước!
5. Kinh nghiệm mua máy lọc nước điện giải
a. Chú ý nguồn nước đầu vào và giải pháp tiền xử lý phù hợp
Chú ý nguồn nước đầu vào và giải pháp tiền xử lý phù hợp là một trong những kinh nghiệm mua máy lọc nước ion kiềm quan trọng, nó quyết định 50% chất lượng nước ion kiềm, độ bền máy ion kiềm.
Bạn nên biết rằng, không có một loại máy lọc nước nào có thể cam kết xử lý tốt mọi nguồn nước đầu vào. Mỗi một nguồn nước cấp sẽ có những tính chất và mức độ ô nhiễm khác nhau. Nếu bạn chọn máy lọc nước không phù hợp với nguồn nước nhà mình, sẽ gây ra tình trạng nước sau lọc không sạch và tuổi thọ của máy nhanh bị thịt giảm.
Ngoài ra, việc lựa chọn bộ tiền lọc cho máy lọc nước ion kiềm cũng là khâu không nên bỏ qua. Bộ tiền xử lý cho máy lọc nước ion kiềm gia đình sẽ giúp
- Loại bỏ hiện tượng bám cặn điện cực, làm tăng độ bền của máy.
- Xử lý các tạp chất ô nhiễm có trong nguồn nước Việt – đảm bảo nguồn nước đạt chuẩn ăn uống của Bộ Y Tế
- Tăng khả năng điện li (độ dẫn điện) của nước
b. Lựa chọn sản phẩm minh bạch thông số Hydrogen từ NSX
Lựa chọn sản phẩm minh bạch thông số từ NSX, nhất là chỉ số hydrogen tại pH 9.5. Theo giới chuyên gia về nước và sức khỏe, nước trong độ pH để uống TỐT và AN TOÀN từ 7.0 đến 9.5, Đây là mức nước trung tính hoặc giàu kiềm có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Hiện nay, rất nhiều người bán hàng vì mục đích lợi nhuận mà vẫn thổi phồng công dụng của nước ion kiềm và không có khuyến cáo với người dùng về nước có độ pH>10. Theo hiệp hội ion kiềm Nhật Bản, nước có độ pH>10 là KHÔNG UỐNG ĐƯỢC. Cũng theo đó, chưa tìm thấy một nghiên cứu nào nói về công dụng của nước ion kiềm pH>10 như những lời quảng cáo, ví dụ như dùng loại nước đó để ngâm rửa rau củ để khử dung lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Với những gia đình có trẻ nhỏ và người già, khi mua máy lọc nước ion kiềm có mức pH>10 cần hết sức thận trọng khi sử dụng, vì nguy cơ uống nhầm rất cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
c. Chú ý sự an toàn khi sử dụng cho gia đình, đặc biệt người già và trẻ nhỏ
Do đây là loại máy lọc nước cao cấp nhất trong các dòng máy lọc nước, nên so về công dụng của chúng cũng rất nhiều, và đi kèm với nó là cách sử dụng cũng sẽ phức tạp hơn. Sẽ có loại nước được uống và không được uống. Những loại nước không được uống bao gồm nước có độ pH<7 và pH> 10, nước có độ pH<7 là nước ion axit, dùng để sát trùng, ngâm rửa rau của quả khỏi thuốc bảo vệ thực vật, còn nước pH> 10 là nước không được phép uống theo hiệp hội y tế Nhật Bản đã khuyến cáo.
Chính vì vậy, nếu gia đình nhà bạn có trẻ nhỏ hay người già, hãy chọn những loại máy dễ sử dụng, hoặc có chế độ an toàn.
Máy lọc nước Geyser Ecotar: Chuẩn Khoáng – Chuẩn Kiềm
Thương hiệu Quốc tế 40 năm chuyên sâu, hàng đầu công nghệ lọc chuẩn khoáng.
Geyser Việt Nam (Minh Anh Water co.,ltd)
Đại diện độc quyền tại Đông Dương (Số Hợp đồng: No DA 1-1/24)
📍 Hà Nội: 114 Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân.
📍 TP.HCM: 74 đường số 1, City Land ParkHills, Phường 10, Gò Vấp.