Chỉ tiêu xét nghiệm nước uống – kiểm nghiệm nước uống đạt chuẩn

  • Cập nhật:
  • 1354

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng nguy hiểm và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe mọi người. Việc xét nghiệm để biết tình trạng nguồn nước là điều rất cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu những chỉ tiêu xét nghiệm nước uống là gì và ra sao nhé!

chỉ tiêu xét nghiệm nước uống
Nước uống sạch phải dựa trên những chỉ tiêu xét nghiệm nhất định

 

1. Vì sao cần phải xét nghiệm nước uống?

Nước uống có thể hiểu đơn giản là nguồn nước sạch dùng để uống trực tiếp, sử dụng trong chế biến thực phẩm. Vì nước uống được sử dụng trực tiếp, nên các cơ sở sản xuất nước phải tiến hành khử trùng cho nước để loại bỏ vi khuẩn, vi trùng gây hại cho sức khỏe. Nước sạch có thể uống được là nước đã được thông qua các biện pháp xử lý và khử trùng ở mức độ cao.

Để biết được nước đã đủ độ sạch hay chưa thì cần phải tiến hành kiểm nghiệm nước, những chỉ tiêu xét nghiệm nước uống lúc này rất quan trọng. Nguồn nước phải được xét nghiệm và đáp ứng tốt các tiêu chí của Bộ Y Tế thì mới là nguồn nước sạch có thể sử dụng cho việc ăn uống, sinh hoạt.

chỉ tiêu xét nghiệm nước uống
Xét nghiệm nước uống để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người dùng

Các chỉ tiêu xét nghiệm nước uống cũng là điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất các sản phẩm nước đóng chai, thì doanh nghiệp phải bắt buộc phải xin được Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

>> Xem thêm: Tiêu chuẩn nước sinh hoạt mới nhất của Bộ Y Tế

2. Các chỉ tiêu xét nghiệm nước uống

Dựa theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN  02:2009/BYT, chỉ tiêu xét nghiệm nước uống bao gồm chỉ tiêu cảm quan và các chỉ tiêu khác. Cụ thể như sau:

2.1. Chỉ tiêu cảm quan

Chỉ tiêu xét nghiệm nước uống cảm quan là những chỉ tiêu về màu sắc, hương vị, mùi vị, độ trong của nước,… có thể quan sát, cảm nhận bằng các giác quan như thị giác, vị giác, xúc giác, thính giác,…

Chỉ tiêu này được kiểm tra, giám sát, thực hiện 06 tháng / 1 lần bởi phòng thí nghiệm được công nhận bởi Bộ Y Tế.

TT Tên chi tiêu Đơn vị tính Giới hạn tối đa cho phép Phương pháp thử Mức độ giám sát
I II
1 Màu sắc (*) TCU 15 15 TCVN 6185 – 1996

(ISO 7887 – 1985) hoặc SMEWW 2120

A
2 Mùi vị (*) Không có mùi vị lạ Không có mùi vị lạ Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B A
3 Độ đục (*) NTU 5 5 fTCVN 6184 – 1996

(ISO 7027 – 1990)

hoặc SMEWW 2130 B

A

2.2. Các chỉ tiêu khác

Các chỉ tiêu xét nghiệm nước uống khác được đề cập đến như hàm lượng vi sinh, kim loại nặng, nước cứng,… Những yếu tố này góp phần đánh giá mức độ an toàn của nguồn nước.

TT Tên chi tiêu Đơn vị tính Giới hạn tối đa cho phép Phương pháp thử Mức độ giám sát
I II
4 Clo dư mg/l Trong khoảng 0,3 – 0,5 SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1 A
5 pH (*) Trong khoảng 6,0 – 8,5 Trong khoảng 6,0 – 8,5 TCVN 6492:1999

hoặc SMEWW 4500 -H+

A
6 Hàm lượng Amoni (*) mg/l 3 3 SMEWW 4500 – NH3 C hoặc SMEWW 4500 – NH3 D A
7 Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2++ Fe3+) (*) mg/l 0,5 0,5 TCVN 6177 – 1996

(ISO 6332 – 1988) hoặc SMEWW 3500 – Fe

B
8 Chỉ số Pecmanganat mg/l 4 4 TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E) A
9 Độ cứng tính theo CaCO3(*) mg/l 350 TCVN 6224 – 1996 hoặc SMEWW 2340 C B
10 Hàm lượng Clorua(*) mg/l 300 TCVN 6194 – 1996 (ISO 9297 – 1989) hoặc SMEWW 4500 – CL – D A
11 Hàm lượng Florua mg/l 1,5 TCVN 6195 – 1996 (ISO 10359 – 1 – 1992) hoặc SMEWW 4500 – F- B
12 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,01 0,05 TCVN 6626 – 2000 hoặc SMEWW 3500 – As B B
13 Coliform tổng số Vi khuẩn 100ml 50 150 TCVN 6187 – 1,2:1996 (ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222 A
14 E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt Vi khuẩn 100ml 0 20 TCVN 6187 – 1,2:1996 (ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222 A

Theo đó, những chỉ tiêu thuộc mức độ giám sát A sẽ tiến hành giám sát, kiểm tra, xét nghiệm 06 tháng / 1 lần; đối với những chỉ tiêu thuộc mức độ giám sát B, sẽ được tiến hành giám sát, kiểm tra, xét nghiệm ít nhất 01 năm / 1 lần.

Những chỉ tiêu xét nghiệm nước nêu trên cần phải được kiểm tra hết hoặc loại bỏ một số chỉ tiêu tùy thuộc vào nguồn nước đầu vào, phù hợp với yêu cầu của gia đình, doanh nghiệp,… cũng như giúp tiết kiệm chi phí kiểm nghiệm.

>> Bài viết có liên quan:

3. Tiêu chuẩn để đánh giá chỉ tiêu xét nghiệm nước uống

Hiện nay, các chỉ tiêu xét nghiệm nước uống dựa vào 4 tiêu chuẩn để đánh giá:

3.1. QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống

Được ban hành theo Thông tư số: 04/2009/TT – BYT ngày 17/06/2009.

  • Phạm vi điều chỉnh

Mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở để chế biến thực phẩm

  • Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức khai thác, kinh doanh nước ăn uống, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt (có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên)

3.2. QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt

Được ban hành theo Thông tư số: 05/2009/TT – BYT ngày 17/06/2009.

  • Phạm vi điều chỉnh

Mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm

  • Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với:

  • Các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước sinh hoạt, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm (sau đây gọi tắt là cơ sở cung cấp nước).
  • Cá nhân và hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

3.3. QCVN 6-1:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai

Được ban hành theo Thông tư số 35/2010/TT-BYT ngày 01/06/2010.

  • Phạm vi điều chỉnh

Các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai được sử dụng với mục đích giải khát.

Quy chuẩn này không áp dụng điều chỉnh đối với thực phẩm chức năng.

  • Đối tượng áp dụng

Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai tại Việt Nam;

Các tổ chức, cá nhân có liên quan.

3.4. QCVN 6-2:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn

Được ban hành theo Thông tư số 35/2010/TT-BYT ngày 02/06/2010.

  • Phạm vi điều chỉnh

Các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với đồ uống không cồn, bao gồm nước rau quả, nectar rau quả và đồ uống pha chế sẵn không cồn.

  • Đối tượng áp dụng

Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh đồ uống không cồn tại Việt Nam;

Các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Các quy chuẩn trên đây đều được ban hành dựa theo Thông tư của Bộ Y tế. Ngoài ra, tùy vào những mong muốn, mục đích riêng mà có thể kiểm nghiệm nguồn nước theo những thông số chi tiết khác dựa theo 109 chỉ tiêu chuẩn về nước ăn uống.

Bài viết đã chia sẻ về những chỉ tiêu xét nghiệm nước uống và tiêu chuẩn để đánh giá các chỉ tiêu này. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn.

Bài viết cùng chủ đề:

Tiêu chuẩn nước cất TCVN 4581-89 của Bộ Y Tế

Tiêu chuẩn nước ngầm – QCVN 09-MT:2015/BTNMT

Tiêu chuẩn nước RO là gì? Hướng dẫn cách đánh giá chất lượng nước RO đạt chuẩn

Geyser Việt Nam – Máy lọc nước Nano Geyser ủy quyền

– Hà Nội: 114 Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

– Hồ Chí Minh: Số 74 đường số 1, CityLand Park Hills, Phường 10, Gò Vấp, TP.HCM

– Điện thoại: 024.777.06686

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thạc sĩ Jocasta Phan đã có thời gian 7 năm đào tạo chuyên ngành điều trị, can thiệp dinh dưỡng tại Anh. Tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng của con người, được đào tạo phát triển 9 năm về phân tích nguồn nước cho sức khỏe. Hiện là Trưởng ban cố vấn, nghiên cứu và phân tích nguồn nước tại Geyser Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp về sức khỏe góp phần nâng cao chất lượng đời sống sức khỏe sinh hoạt cho mọi người.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên Hệ Tư Vấn 0936048321