Nước sạch là gì? Đánh giá chất lượng mức độ sạch của từng loại nước
Vậy khái niệm nguồn nước sạch là gì và đâu là cách đánh giá nước đảm bảo an toàn để phục vụ cho nhu cầu sử dụng. Nước sạch là nguồn tài nguyên quý giá và có hạn của con người, đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt của mọi gia đình. Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Nguồn nước sạch là gì?
Nước sạch là nước không màu, không mùi không vị chứa các khoáng chất, vi sinh có lợi cho sức khỏe sau khi đã được lọc, loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn, vi khuẩn.
Cụ thể, nguồn nước sạch sẽ không chứa các yếu tố sau:
- Vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng như giun sán, trứng sán, vi sinh vật mang mầm bệnh có hại
- Hợp chất hữu cơ, vô cơ từ nước thải công nghiệp, nông nghiệp (thuốc trừ sâu, phân bón hóa học) hay dược phẩm
- Kim loại nặng như chì, thủy ngân, Asen,…
Nước sạch là nước được xử lý từ qua hệ thống tại nhà máy. Nước sạch được kiểm định nghiêm ngặt về độ sạch, đảm bảo an toàn trước khi đưa đến tay người dùng. Bạn có thể dùng bút thử nước TDS để đo nồng độ chất rắn hòa tan trong nước, dung dịch.
Liên Hợp Quốc định nghĩa nước sạch dùng để phục vụ cho nhu cầu cơ bản của con người. Nước sạch khác với nước tinh khiết vì còn tồn tại nhiều hợp chất hoà tan, tuy nhiên không ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người.
Đối với nguồn nước không thể dùng để ăn uống thì có thể khử muối, chưng cất, thẩm thấu ngược hoặc khử trùng, .. để dùng.
Còn đối với Việt Nam, Bộ Y Tế đã ban hành QCVN 01:2009/BYT, với hơn 109 chỉ tiêu để xác định nguồn nước sạch thông qua các nồng độ cho phép về mùi vị, màu sắc, độ trong đục, độ kiềm, độ cứng, độ pH, chất rắn hòa tan, hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ, mức độ nhiễm xạ, vi sinh vật…. Nước phải có nồng độ dưới hoặc bằng với các chỉ số này thì mới đạt tiêu chuẩn nước sạch.
Bên cạnh đó, còn có QCVN 06-1:2010/BYT với khoảng 20 chỉ tiêu hoá và 5 chỉ tiêu vi sinh về tiêu chuẩn nước sạch. Nước sạch có thể sử dụng trực tiếp từ vòi, không phải đun sôi lại. Ngoài ra, cũng có thể dùng bút thử nước TDS, nếu cho chỉ số dưới 50 là có thể uống được.
Xem thêm về tầm quan trọng của nước sạch
2. Độ sạch của một số nguồn nước phổ thông
2.1. Nước máy
Có thể nói rằng nước máy là một trong những nguồn nước sạch được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nước máy trước khi đến tay người tiêu dùng đã thông qua quá trình xử lý bằng hóa chất của các nhà máy sản xuất.
Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn cần phải lọc nước bằng các hệ thống lọc, hạn chế uống trực tiếp. Bởi nước máy vẫn có khả năng bị ô nhiễm nước sạch từ các sự cố trong khi vận chuyển như rò rỉ đường ống dẫn đến lẫn các tạp chất như chì, kim loại nặng, chất bẩn…
2.2. Nước mưa
Nước mưa được sinh ra từ quá trình bay hơi của hơi nước trong không khí sau đó ngưng tụ lại dưới dạng các đám mây. Gặp điều kiện thích hợp, hơi nước kết thành các giọt nước có trọng lượng nặng hơn không khí sẽ rơi xuống mặt đất và tạo thành cơn mưa. Ngày xưa, khi nguồn nước còn khan hiếm và điều kiện khai thác còn lạc hậu, thì nước mưa được coi là nguồn nước sạch, người ta sẽ hứng nước mưa để sử dụng.
Tuy nhiên, với tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay đã dẫn tới hệ quả ô nhiễm môi trường nước, nước mưa không còn được coi là một nguồn nước sạch và an toàn. Cụ thể, các tác nhân như khí thải phương tiện giao thông, khí thải từ nhà máy, các loại khí độc hại (Oxit Nitơ, Oxit lưu huỳnh, CO, chì), bụi… chính là nguyên nhân khiến không khí bị ô nhiễm và nước mưa không còn sạch.
Xem thêm: Nước mưa có sạch không? Cách sử dụng nước mưa để sinh hoạt
2.3. Nước giếng khoan
Được khai thác từ nguồn nước ngầm nằm sâu trong lòng đất, nước giếng khoan từ xưa đến nay vẫn rất quen thuộc với mọi người. Đặc biệt, theo một thống kê mới nhất, đa phần những gia đình sinh sống tại nông thôn vẫn sử dụng nước giếng khoan.
Tuy nhiên, tới 76% trong số họ đang phải đối mặt với tình trạng nước thải chưa qua xử lý lẫn trong nước giếng khoan. Vì vậy, có thể nói nước giếng khoan không phải là một nguồn nước sạch và an toàn dẫn tới thiếu nước sạch ở Việt Nam. Bởi nó luôn luôn chứa những tạp chất tự nhiên hoặc những chất ô nhiễm, cụ thể:
- Asen và Flourua – chất vô cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm nghiêm trọng nhất thế giới theo báo cáo từ Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO
- Magie, canxi, clorua hay kim loại vi lượng khác từ đá vôi hoặc đất ngầm
- Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp
- Vi khuẩn, vi rút, giun sán… – những mầm bệnh từ chất thải, nước thải không được xử lý
Chính vì thế xây hệ thống lọc nước giếng khoan là thực sự cần thiết đối với gia đình sử dụng nước giếng.
2.4. Nước đun sôi để nguội
Nước đun sôi để nguội chủ yếu là nước máy hoặc nước giếng khoan được đun lên đến nhiệt độ 100 độ C sau đó để nguội để sử dụng. Xuất phát từ nỗi lo lắng nước nhiễm khuẩn, người ta đun sôi nước, nhờ nhiệt độ cao để tiêu diệt các vi khuẩn có trong nước.
Tuy nhiên, việc đun sôi chưa chắc đã khiến nước sạch 100%. Bởi nó chỉ có thể làm sạch nước ở mức độ cơ bản chứ không thể loại bỏ kim loại nặng bị lẫn trong nước.
Thậm chí, nước đun sôi để nguội sau 24 giờ vẫn hoàn toàn có khả năng bị nhiễm khuẩn lại, gây nguy hiểm cho người tiêu dùng.
2.5. Nước đóng chai
Do lo ngại tình trạng ô nhiễm từ các nguồn nước tự nhiên như nước mưa, nước giếng, người ta lựa chọn nước đóng chai như một nguồn nước sạch, an toàn cho sức khỏe.
Ngoài việc tuân thủ nghiêm các quy định về nước sạch trong quá trình sản xuất, việc các thương hiệu lớn quảng cáo rằng nguồn nước đóng chai là từ nước khoáng tự nhiên cũng khiến người tiêu dùng tin tưởng.
Tuy nhiên trên thực tế, có tới 25% nước đóng chai trên thị trường không phải là nước khoáng mà là nước máy tính chế. Hơn nữa, bên cạnh những thương hiệu tên tuổi, xuất hiện không ít những cơ sở sản xuất nước đóng chai bẩn, không được kiểm định.
Chính vì vậy, người tiêu dùng khi sử dụng nước đóng chai không có nguồn gốc rõ ràng có khả năng nhiễm các chất độc hại.
3. Phương pháp giữ cho nước luôn sạch, an toàn sử dụng
3.1. Đun sôi nước
Đun sôi nước là phương pháp lọc nước đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất. Bởi trong nguồn nước có những loại vi khuẩn, tạp chất mà mắt thường không thể nhìn được. Chính vì vậy, việc đun sôi nước trước khi sử dụng là để đảm bảo cho nguồn nước sạch.
Hãy đun nước tới nhiệt độ sôi 100 độ C sau đó đậy kín để tránh tiếp xúc với nguồn ô nhiễm và để nguội rồi sử dụng. Với nước được lấy từ giếng khoan – nguồn nước dễ lẫn tạp chất, kim loại nặng thì người sử dụng phải để cho các chất bẩn lắng xuống sau đó mới tiến hành lọc ra nước sạch rồi sử dụng. Tuy vậy, phương pháp lọc nước này có hạn chế là mất thời gian và không đảm bảo được nước sau khi đun sôi sẽ là nước sạch 100%.
3.2. Khử trùng nước bằng Clo
Clo là một trong những hóa chất thường xuyên được sử dụng để lọc nước đảm bảo nguồn nước sạch. Bởi nó giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi trùng, ký sinh trùng có trong đất, nước. Cụ thể, người ta thường sử dụng các viên nén Clo hoặc Clo lỏng có giá rẻ để lọc ra nước sạch. Đây cũng là một trong những phương pháp rẻ, hiệu quả để làm sạch nước.
Tuy nhiên, khử trùng nước bằng Clo lại không an toàn đối với các bệnh nhân tuyến giáp. Việc sử dụng những loại nước chứa nhiều Clo hay các chất khác như Flo, Brom sẽ cản trở khả năng hấp thu Iot vào trong cơ thể từ đó ngăn cản tuyến giáp hoạt động bình thường gây nên bệnh suy giáp.
3.3. Chưng cất nước
Chưng cất nước là phương pháp lọc nước sử dụng tác động của nhiệt độ để thu được nước tinh khiết dưới dạng hơi. Hiệu quả của phương pháp này đã được chứng minh qua cơ chế khoa học là nhiệt độ sôi của nước thấp hơn nhiệt độ sôi của các chất ô nhiễm có trong nước.
Cụ thể, người ta sẽ tiến hành đun sôi nước cùng lúc đó dẫn hơi nước vào một bình ngưng để làm mát. Sau quá trình làm mát, hơi nước từ dạng khí sẽ chuyển thành dạng lỏng, là một nguồn nước sạch để sử dụng. Còn lại, các tạp chất, kim loại nặng do nhiệt độ sôi luôn cao hơn nước sẽ bị loại bỏ ở dạng trầm tích trong thùng.
Đây là phương pháp cực kì hiệu quả khi lọc được hết các chất bẩn trong nước kể cả thủy ngân hay asen. Tuy nhiên, quá trình lọc nước diễn ra rất chậm lại tốt kém. Vì vậy, nó chỉ thường được sử dụng để lọc một lượng nước nhỏ hay trong các phòng nghiên cứu chứ không được sử dụng trên quy mô lớn như lọc thương mại, công nghiệp.
3.4. Sử dụng máy lọc nước
Sử dụng máy lọc nước là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay để tạo ra nguồn nước sạch. Các loại máy lọc nước sử dụng công nghệ tiên tiến để làm sạch nước, đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn trước khi con người sử dụng. Cụ thể, việc lọc nước bằng máy sẽ giúp loại bỏ các tạp chất, kim loại nặng, vi khuẩn vi rút nguy hiểm.
Trong số các loại máy lọc nước hiện nay, máy lọc nước Nano của thương hiệu Geyser được tin dùng hơn hẳn do có công nghệ độc quyền hiện đại, được nhập khẩu chính hãng từ Nga, và có nhiều ưu điểm vượt trội.
Máy lọc nước Nano Geyser giúp lọc đi những tạp chất, chất bẩn, kim loại nặng… cho ra thành phẩm nước còn khoáng cực kì có lợi cho sức khỏe người dùng. Máy lọc nước Nano Geyser sử dụng công nghệ vật liệu nano và lõi lọc liên hoàn tạo ra nguồn nước dạng cấu trúc thanh mảnh Aragonite. Công nghệ này vừa đảm bảo nguồn nước sạch lại giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các loại canxi thông thường, đồng thời làm đẹp da.
Nước sạch hiện nay là một vấn đề cấp thiết, quan trọng với nhiều gia đình. Dù không thiếu các phương pháp lọc nước nhưng sử dụng máy lọc nước là phương pháp tiên tiến nhất mà các chuyên gia khuyên dùng để đảm bảo một nguồn nước sạch.
Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu được nước sạch là gì, mức độ sạch nguồn nước bạn đang dùng và phương pháp lọc nước hiệu quả, an toàn nhất hiện nay.
Nếu bạn có thắc mắc về máy lọc nước Geyser, hãy liên hệ:
Xem thêm:
- Tìm hiểu cách nhận biết nước sạch
- Giải pháp bảo vệ nguồn nước sạch hiện nay
Máy lọc nước Geyser Ecotar: Chuẩn Khoáng – Chuẩn Kiềm
Thương hiệu Quốc tế 40 năm chuyên sâu, hàng đầu công nghệ lọc chuẩn khoáng.
Geyser Việt Nam (Minh Anh Water co.,ltd)
Đại diện độc quyền tại Đông Dương (Số Hợp đồng: No DA 1-1/24)
📍 Hà Nội: 114 Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân.
📍 TP.HCM: 74 đường số 1, City Land ParkHills, Phường 10, Gò Vấp.