Nước cứng và nước mềm – những điều bạn cần biết

  • Cập nhật:
  • 251

Thông thường, nước được sử dụng để ăn uống và sinh hoạt đều ở thể lỏng. Tuy nhiên vẫn có khái niệm nước cứng và nước mềm làm nhiều người phân vân. Vậy đâu là nước cứng, đâu là nước mềm? Sự khác biệt của hai loại nước này là gì? Hãy cùng Geyser Việt Nam giải đáp thông qua bài viết sau đây.

nước cứng và nước mềm
Sự khác nhau giữa nước cứng và nước mềm là gì?

1. Phân loại nước cứng và nước mềm

Một cách ngắn gọn, hàm lượng khoáng chất chính là sự khác biệt rõ ràng nhất giữa nước cứng và nước mềm. Nước cứng chứa các khoáng chất như canxi, magiê và vôi. Ngược lại, nước mềm không có bất kỳ khoáng chất nào như vậy.

Phân loại Hàm lượng độ cứng
Nước mềm Dưới 60mg / L
Nước cứng trung bình 60-120 mg / L
nước cứng 120-180 mg / L
Nước rất cứng 180mg / L trở lên

Phân loại nước cứng và nước mềm (Nguồn: WHO – Tổ chức Y tế Thế giới)

so sánh nước cứng và nước mềm
Bảng so sánh nước cứng và nước mềm dựa trên sự ảnh hưởng lên đời sống con người.

2. Dấu hiệu nhận biết nước cứng và nước mềm

Nếu chỉ bằng cảm quan mà xác định nước cứng hay nước mềm thì sẽ khó. Ở điều kiện thường, các khoáng chất trong nước đều có màu trong suốt và không thể nhìn bằng mắt thường.

Dấu hiệu của nước cứng:

  • Nước khi đun sôi sẽ xuất hiện kết tủa trắng do có canxi, magie và bicarbonate.
  • Các vật dụng như vòi nước, kính xuất hiện mảng bám trắng từ cặn canxi.
  • Áp lực nước bị suy giảm. Cặn khoáng hình thành trong đường ống làm giảm tốc độ chảy nước.
  • Nước dùng giặt đồ ít bọt, gây tốn xà phòng.

Dấu hiệu của nước mềm:

  • Dùng giặt quần áo cùng xà phòng cho bọt tốt. Không xuất hiện cặn trắng hay vết khoáng chất, vật dụng có tuổi thọ cao hơn.
  • Áp lực nước ổn định.
  • Nước có vị ngọt, dễ uống.
Cách phân biệt nước cứng và nước mềm đơn giản
Cách phân biệt nước cứng và nước mềm đơn giản

3. So sánh nước cứng và nước mềm

3.1. Ưu điểm của nước cứng

3.1.1. Nguồn nước giàu khoáng tốt cho sức khỏe

Nước cứng có tồn tại một lượng khoáng chất Canxi và Magie nhất định. Hai khoáng chất này đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể con người. Nước khoáng giúp tăng sức đề khoáng và sức khỏe. Mọi cơ quan như: tim, thần kinh, hệ hô hấp, cơ bắp, … đều cần khoáng chất để quá trình hoạt động diễn ra bình thường.

Vậy nên, bổ sung khoáng chất mỗi ngày là việc không nên bỏ qua. Khoáng chất có nhiều trong các bữa ăn đầy đủ và khoa học. Tuy nhiên, dù chế độ ăn hợp lý thì cũng không thể thay thế lượng khoáng chất có trong nước uống.

3.1.2. Giảm nguy cơ bị táo bón

Magie có trong nước cứng đóng vai trò như chất bôi trơn dành cho dạ dày giúp cải thiện tình trạng phân hiệu quả. Có rất nhiều trường hợp bị táo bón và sử dụng nước cứng như là giải pháp.

3.1.3. Tránh xơ cứng động mạch

Trong nước cứng có nhiều Canxi và Magie, giúp cho máu lưu thông thuận lợi hơn. Điều này giúp tránh tình trạng xơ cứng động mạch, không còn bị nhồi máu cơ tim hay nhồi máu não.

3.1.4. Cân bằng độ pH

Nguồn nước thông thường có độ axit cao, còn đối với nước cứng có nhiều khoáng chất thì có độ kiềm cao. Nước lúc này có độ pH cân bằng hơn so với nước mềm. Nước mềm có độ kiềm thấp làm cho độ pH giảm đi.

Khoáng chất trong nước cứng đem lại nhiều lợi ích.
Khoáng chất trong nước cứng đem lại nhiều lợi ích.

3.2. Nhược điểm của nước cứng

3.2.1. Nước đun sôi có kết tủa

Nước cứng khi bị đun sôi ở nhiệt độ cao sẽ diễn ra tình trạng kết tủa. Cụ thể phương trình kết tủa như sau:

Ca(HCO3)2      =>         CaCO3↓     +  CO2   +       H2O

3.2.2. Các vật dụng bị bám cặn

Các đồ vật trong nhà tiếp xúc với nước cứng sau một thời gian sẽ bị bám cặn trắng. Điều này gây mất thẩm mỹ và giảm hiệu quả hoạt động của các thiết bị.

3.2.3. Không phù hợp để tắm gội, giặt giũ

Khi pha xà phòng với nước cứng, rất khó để tạo bọt. Sau khi tắm bằng nước có lượng ion cao cũng khiến khô da và tóc.

3.2.4. Làm mòn và giảm khả năng dẫn nhiệt của thiết bị công nghiệp

Đối với ngành công nghiệp, nước cứng có thể gây ảnh hưởng đến nhiều vật dụng như làm mòn và giảm khả năng dẫn nhiệt do các muối khoáng có trong nước.

Hậu quả của hiện tượng nước bám cặn với thiết bị sinh hoạt
Hậu quả của hiện tượng nước bám cặn với thiết bị sinh hoạt

3.3. Ưu điểm của nước mềm

3.3.1 Giữ mềm mại cho tóc và da

Sử dụng nước mềm trong sinh hoạt dường như không có ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Khi gội đầu hay vệ sinh cơ thể, nước không có khoáng chất sẽ giúp da và tóc mềm mịn hơn.

3.3.2. Tạo nhiều bọt

Khả năng tạo bọt khi dùng chung với xà phòng của nước mềm tốt hơn so với nước cứng.

3.3.3. Tăng độ bền của đồ gia dụng

Các thiết bị như ấm đun, vòi nước, máy rửa chén đều đảm bảo được tuổi thọ khi dùng nước mềm.

nước mềm và nước cứng
Nước mềm không gây hại gì đến các vật dụng trong nhà.

3.4. Nhược điểm của nước mềm

Không có khoáng chất tốt cho cơ thể

Chất khoáng tự nhiên có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Ví dụ như: giảm táo bón, sưng, giảm co thắt cơ bắp và phù chân, …

Do đó, mỗi ngày đều cần bổ sung lượng khoáng chất cần thiết. Đối với nước mềm, có rất ít canxi và magie thì không nên sử dụng ăn uống nhiều.

4. Dùng nước cứng hay nước mềm tốt hơn?

Nước mềm thích hợp trong sơ chế thực phẩm, giặt quần áo và sinh hoạt tắm gội hằng ngày. Vì nước mềm có ít các cặn khoáng chất hơn nên có khả năng rửa sạch bụi bẩn mà không để lại các mảng trắng hay làm khô da, tóc.

Nước cứng lại phù hợp để uống vì các chất khoáng có lợi cho cơ thể. Những vấn đề sức khỏe như táo bón hay sơ vữa động mạch hoàn toàn có thể được hỗ trợ cải thiện bằng cách uống nước cứng.

Bài viết trên là những thông tin về phân loại nước cứng và nước mềm giúp bạn giải đáp các thắc mắc về hai loại nước này. Thông qua các so sánh, có thể thấy loại nước nào cũng có ưu và nhược điểm riêng. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình, bạn có thể sử dụng máy lọc nước để nguồn nước đầu ra luôn sạch và tốt.

phân loại nước cứng và nước mềm
Dùng nước cứng hay nước mềm tốt hơn?

Nguồn tham khảo:

Geyser Việt Nam – Máy lọc nước Nano Geyser ủy quyền

– Hà Nội: 114 Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

– Hồ Chí Minh: Số 74 đường số 1, CityLand Park Hills, Phường 10, Gò Vấp, TP.HCM

– Điện thoại: 024.777.06686

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thạc sĩ Laura Nguyễn sau khi tốt nghiệp bác sĩ đã có thời gian 3 năm đào tạo chuyên ngành vi sinh tại Hàn Quốc. Tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, được đào tạo liên tục về an toàn sinh học. Hiện là trưởng Phòng Nghiên cứu Sức khỏe và Môi trường tại Geyser Việt Nam, nghiên cứu, phân tích, đưa ra các giải pháp về sức khỏe góp phần nâng cao chất lượng đời sống sinh hoạt cho mọi người.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên Hệ Tư Vấn 0936048321