Nước nhiễm chì là gì? Cách nhận biết, tác hại và cách xử lý nguồn nước nhiễm chì

  • Cập nhật:
  • 153

Chì là một yếu tố độc hại đối với cơ thể con người bởi nó có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm như ung thư. Đặc biệt nếu nó có trong thành phần của nước sẽ mang lại những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nhất là với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Vậy làm cách nào để nhận biết và xử lý nước nhiễm chì hiệu quả?

nước nhiễm chì - Geyser Việt Nam
Làm cách nào để nhận biết và xử lý nước nhiễm chì hiệu quả?

1. Nước nhiễm chì là gì?

Nước nhiễm chì là loại nước có chứa hàm lượng chì (Pb) vượt quá mức cho phép là trên 0.015mg/L theo đúng tiêu chuẩn của Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ. Trên thực tế, nhiều chuyên gia khoa học cho rằng hàm lượng trên vẫn còn nguy hiểm tới sức khỏe con người. Nếu cẩn thận thì chì không được phép vượt quá 0.01 mg/ L.

Nhiễm độc chì đã được ghi nhận từ thời kỳ cổ đại và chúng được xem như chất độc đối với mọi động vật cũng như con người. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh và gây nên tình trạng rối loạn não và máu.

Tuy nhiên bạn không thể nhận biết nước nhiễm chì bằng mắt thường, nếm hay ngửi để phát hiện lượng Pb này. Bởi vậy rất có khả năng là gia đình bạn đang sử dụng nó mà không hay biết.

2. Nguyên nhân làm nguồn nước bị nhiễm chì

Do đường ống bị rỉ sét

Đường ống nước hoen rỉ là nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay. Với chất liệu làm từ chì hay kim loại chứa chì dễ bị ăn mòn và dễ dàng phát tán các ion chì theo nhiều cách khác nhau bởi khả năng hòa tan cao của nước.

Ngoài ra, các téc đựng nước làm từ inox cũng là nguyên nhân nước bị nhiễm chì. Nếu vật liệu inox cao cấp không gỉ thì tốt còn nếu là inox kém chất lượng thì nước rất dễ bị nhiễm chì.

nước nhiễm chì là gì - Geyser Việt Nam
Có rất nhiều lý do dẫn đến việc nguồn nước bị nhiễm độc chì

Do phản ứng hoá học trong nước

Các yếu tố khác như oxy hòa tan hay độ pH và hàm lượng chất khoáng có trong nước cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình phát tán độc tố. Chẳng hạn nếu oxy có trong nước kết hợp với chì sẽ tạo thành 1 chất kết tủa là chì hidroxit Pb(OH)2 có tác dụng ngăn sự phát tán chì vào nước nhưng chỉ nó sẽ chỉ hiệu quả nếu nằm trong pH từ 7 – 10.

Nếu đường ống nước làm từ chì và đồng, vô tình sẽ tạo thành 1 hệ pin Galvanic trong đó chì là cực dương còn đồng là cực âm. Nước chảy qua sẽ giống như dung dịch điện ly làm cho chì bị ăn mòn và hòa lẫn cách “tích cực” hơn.

Do chất thải công nghiệp

Các hoạt động công nghiệp hằng ngày thải ra rất nhiều nước thải có chứa chì. Nguồn nước này được thải ra các sông, suối làm cho các sinh vật dưới nước bị ngấm chì vào cơ thể. Con người ăn những sinh vật này và bị nhiễm chì trực tiếp từ chúng.

Bên cạnh đó, nước nhiễm chì còn từ lượng chì ngấm vào lòng đất và mạch nước ngầm. Đặc biệt là ở khu vực nông thôn thường sử dụng nước giếng khoan thì tỷ lệ sử dụng nước nhiễm chì rất cao.

Xem thêm: Cách lọc nước giếng khoan đơn giản mà hiệu quả tại nhà

Do các hoạt động khai thác.

Một nguyên nhân khác khiến nước nhiễm chì đó là từ các hoạt động khai thác khoáng sản. Nguồn nước đi qua các mỏ khai thác sẽ đem theo một lượng kim loại nhỏ. Tuy nhiên, lượng kim loại này vẫn có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Do tự nhiên.

Nguồn nước ngầm là từ nước mặt ngấm xuống mặt đất. Trong dòng chảy dưới mặt đất của nước ngầm sẽ có tiếp xúc với đá vôi và kim loại. Từ đó khiến nước bị ô nhiễm chì. Bên cạnh đó, nước đóng chai có thể bị nhiễm chì do dây chuyền sản xuất đã cũ. Mặt khác những loại vỏ chai nhựa rẻ tiền cũng là nguyên nhân phát tán yếu tố độc hại này trong nước.

Vậy sau khi đã hiểu rõ nước nhiễm chì là gì và nguyên nhân dẫn đến nước bị nhiễm chì rồi. Và bây giờ hãy cùng tìm hiểu tác hại của nước nhiễm chì như thế nào đối với sức khỏe?

3. Tác hại của nước nhiễm chì đối với sức khỏe

Tương tự như Asen, chì được xem là một chất độc hại đối với cơ thể của con người. Nhiễm độc chì không chỉ mới xuất hiện gần đây mà đã được ghi chép là xuất hiện từ thời La Mã, Hy Lạp cổ đại. Cho đến nay mặc dù chì đã bị hạn chế sử dụng nhưng vẫn có hơn 143.000 ca tử vong hằng năm do phơi nhiễm chì, đặc biệt các trường hợp này lại tập trung chủ yếu vào các nước đang phát triển.

4.1. Đối với trẻ nhỏ

Đối với người lớn thì mức độ hấp thụ chì chỉ có 3-10% nhưng ở trẻ em lại lên đến 40-50%. Do vậy nguy cơ nhiễm độc chì ở nhóm đối tượng này là rất cao. Đặc biệt khi sử dụng nước có nhiễm Pb để ăn uống, vệ sinh cá nhân hàng ngày. Nó sẽ xâm nhập qua da, hệ thống tiêu hóa để vào cơ thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng.

Theo cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA), tiêu chuẩn an toàn của hàm lượng chì trong nước uống là 0.015 mg/l đối với trẻ em, mức độ chì trong máu được duy trì ở dưới 0.05 mg/L. Mức độ từ 0.1 đến 0.25 mg/L có thể ảnh hưởng đến não bộ, gây tổn thương não bộ của trẻ. Mức độ báo động 0.7 mg/L sẽ gây ra rối loạn hành vi.

Nếu uống nước nhiễm chì sẽ lưu trữ trong mô mềm, máu và xương trong thời gian dài. Lâu dần chúng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, ngoại vi, chậm lớn, khuyết tật… Khi trẻ lớn lên sẽ gặp rất nhiều vấn đề như IQ thấp, hiếu động… Thậm chí với mức độ nghiêm trọng có thể gây nên các co giật, hôn mê sâu hoặc dẫn đến tử vong.

Nguy cơ nhiễm độc chì ở nhóm đối tượng trẻ em là rất cao
Uống nước nhiễm chì ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của trẻ em

4.2. Đối với người trưởng thành

Đối với người trưởng thành thì khi tiếp xúc với nước nhiễm chì sẽ gây ra các vấn đề như:

  • Tác động đến hệ tim mạch, làm tăng huyết áp cao.
  • Đau bụng, đau đầu, mệt mỏi.
  • Giảm chức năng thận.
  • Đau xương khớp và cơ.
  • Đau, tê và tứ chi.
  • Mất trí nhớ tạm thời.

4.3. Đối với phụ nữ mang thai

Nước nhiễm chì có thể phơi nhiễm vào thai nhi, gây ra các hậu quả sau:

  • Sinh non, đặc biệt với nồng độ Pb cao sẽ dẫn đến.
  • Giảm chỉ số thông minh (IQ) của trẻ sau sinh
  • Suy giảm chức năng của hệ thần kinh trung ương
  • Sảy thai nếu dùng nước nhiễm chì với nồng độ Pb cao.
cách nhận biết nước nhiễm chì - Geyser Việt Nam
Nước nhiễm chì ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai và tăng nguy cơ sinh non

4. Cách nhận biết nước nhiễm chì

Cách nhận biết nước nhiễm chì không thể nhìn thấy bằng mắt thường, ngửi hay nếm thử mà phải trải qua quá trình thử nghiệm. Bạn có thể liên hệ trực tiếp đơn vị cung cấp nước để kiểm tra. Đối với những nhà máy chuyên xử lý và cung cấp nước sạch thì các số liệu về mức độ chì trong nước có thể được đăng tại website chính thức.

Bên cạnh đó máy đo chỉ số chì trong nước sẽ giúp đánh giá độ an toàn của nguồn nước sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên nếu bạn không có thiết bị này thì có thể mang mẫu nước tới bộ phận chuyên kiểm tra giúp đo lượng chính xác nồng độ Pb.

4.1. Kiểm tra mẫu nước

Cách nhận biết nước nhiễm chì chính xác nhất đó là bạn có thể liên hệ trực tiếp đơn vị cung cấp nước để kiểm tra. Đối với những nhà máy chuyên xử lý và cung cấp nước sạch thì các số liệu về mức độ chì trong nước có thể được đăng tại website chính thức.

>> Tham khảo: Địa chỉ xét nghiệm nước sinh hoạt ở TPHCM

cách nhận biết và xử lý nước nhiễm chì - Geyser Việt Nam
Kiểm tra chất lượng nước tại phòng thí nghiệm

4.2. Sử dụng máy đo chỉ số chì trong nước tại nhà

Bên cạnh đó máy đo chỉ số chì trong nước cũng là cách nhận biết nước nhiễm chì đơn giản, giúp đánh giá độ an toàn của nguồn nước sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên nếu bạn không có thiết bị này thì có thể mang mẫu nước tới bộ phận chuyên kiểm tra giúp đo lượng chính xác nồng độ Pb.

5. Cách xử lý nước nhiễm chì đơn giả

Dưới đây là cách xử lý nước nhiễm chì hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay để bảo vệ sức khỏe của cả nhà.

5.1. Xác định nguồn gốc/nồng độ chì trong nước của bạn.

Đối với nguồn nước máy sử dụng để sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể liên hệ với các đơn vị cung cấp để kiểm tra các chỉ số quan trọng như:

  • Lượng chì trong nước có vượt mức 15ppb hay không
  • Chất lượng của đường ống dẫn nước có đảm bảo không

Nếu những chỉ số này được đánh giá là an toàn thì bạn phải kiểm tra lại đường ống, vật dụng dùng để chứa nước của gia đình. Việc đun sôi nước sẽ không thể làm giảm lượng chì có trong nước. Nếu có sử dụng vòi nước nóng, lạnh để sinh hoạt thì nên dùng nước lạnh bởi lượng chì có trong nước nóng sẽ cao hơn và nhớ thường xuyên vệ sinh vòi nước.

Bạn có thể trang bị các thiết bị lọc nước thông minh hiện nay để loại bỏ chất độc và bổ sung lượng nước giàu khoáng chất tốt cho sức khỏe cả nhà. Bên cạnh đó là thường xuyên thay lõi định kỳ để đảm bảo chất lượng nguồn nước sử dụng.

Ngoài ra, bạn cũng hạn chế đựng nước trong các loại chai nhựa có giá thành rẻ vì nguyên liệu chính để làm nên chai đó là dầu hỏa, mà dầu hỏa lại chứa cực nhiều chì. Nếu nhà sản xuất chai nhựa giá rẻ không sử dụng công nghệ tách chì cao thì chắc chắn những chai nước này sẽ có độ nhiễm chì không hệ thấp. Khi chai nhựa đựng nước tiếp xúc với ánh mặt trời hoặc bị va đập do vận chuyển cũng làm cho nước bị nhiễm chì cách dễ dàng.

5.2. Sử dụng máy lọc nước RO để xử lý nước nhiễm chì

Cách xử lý nước nhiễm chì bằng máy lọc nước RO được xem là hiệu quả để loại bỏ chất độc này. Máy lọc nước RO dựa vào nguyên lý thẩm thấu ngược, nhờ vào áp lực từ máy bơm nước làm cho các phân tử nước chuyển động, từ đó các kim loại nặng như chì, sắt, … vi khuẩn, vi rút bị loại bỏ ra khỏi nguồn nước.

Tuy nhiên, cách xử lý nước nhiễm chì cũng có ngược điểm. Nguồn nước sau khi qua máy lọc nước RO chỉ là nước tinh khiết, dùng để ăn uống được nhưng không nên dùng cho các hoạt động sinh hoạt vì không giữ lại được khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Báo cáo của WHO cho biết:  “Nước tinh khiết không chỉ làm nước hoàn toàn khử khoáng, có đặc điểm cảm quan không đạt yêu cầu, mà nó còn có một số ảnh hưởng bất lợi nhất định đến cơ thể người và động vật.”

5.3. Dùng máy lọc nước Nano để xử lý nước nhiễm chì

Dùng máy lọc nước Nano là một trong những cách xử lý nước nhiễm chì hiệu quả bởi áp dụng công nghệ lọc nước tiên tiến nhất thế giới giúp loại bỏ tạp chất đồng thời ức chế, kháng khuẩn.

Ưu điểm của cách xử lý nước nhiễm chì này là thiết bị này không sử dụng điện năng cũng như nước thải ra bên ngoài nên giúp tiết kiệm năng lượng, chi phí khá lớn cho gia đình. Máy lọc nước Nano được xem là một thành tựu về khoa học công nghệ được áp dụng thành công với lõi lọc 4 in 1 thông minh.

Máy lọc nước Nano mang đến cho người dùng rất nhiều lợi ích nổi trội như: độ an toàn tuyệt đối khi có thể uống trực tiếp mà không cần đun sôi. Các vi rút, vi khuẩn và thậm chí là chì được tiêu diệt đến 99,9%. Đây thực sự là cách xử lý nước nhiễm chì hiệu quả được nhiều hộ gia đình áp dụng.

Bên cạnh đó các khoáng chất được thay đổi cấu trúc giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn, nhờ đó phòng tránh được các bệnh như thiếu canxi, sỏi thận… Các khoáng chất cần thiết được giữ lại đến mức tối đa và phù hợp khi sử dụng cho người già lẫn trẻ nhỏ.

xử lý nước nhiễm chì - Geyser Việt Nam
Máy lọc nước Nano được xem là một thành tựu về khoa học giúp xử lý nước nhiễm chì

5.4. Sử dụng hệ thống lọc nước đầu nguồn để xử lý nước nhiễm chì

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng cách xử lý nước nhiễm chì bằng hệ thống lọc nước đầu nguồn.

Đây là dòng máy có thể xử lý nhiều vấn đề mà nước gặp phải, kể cả nhiễm chì, nhiễm phèn hoặc nhiễm nước mặn, nhiễm kim loại đều có thể xử lý. Bạn có thể sử dụng phương pháp này để xử lý nước nhiễm chì với công suất lớn khi nhà có nhu cầu dùng nhiều nước trong đời thường.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về ảnh hưởng cũng như cách nhận biết và cách xử lý nước nhiễm chì hiệu quả hiện nay. Hy vọng với những kiến thức này đã giúp bạn kiểm tra, đồng thời có những giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nước của gia đình.

Có thể bạn quan tâm:

Ô nhiễm kim loại nặng trong nước là gì? Nhận biết, tác hại và cách xử lý

Cách lọc nước giếng khoan đơn giản, hiệu quả cao

Liên hệ ngay với Geyser Việt Nam để tìm được thiết bị máy lọc nước Nano an toàn, đảm bảo sức khỏe cho cả nhà.

Thông tin liên hệ:

Geyser Việt Nam – Máy lọc nước Nano Geyser ủy quyền

– Hà Nội: 114 Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

– Hồ Chí Minh: Số 74 đường số 1, CityLand Park Hills, Phường 10, Gò Vấp, TP.HCM

– Điện thoại: 024.777.06686

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thạc sĩ Jocasta Phan đã có thời gian 7 năm đào tạo chuyên ngành điều trị, can thiệp dinh dưỡng tại Anh. Tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng của con người, được đào tạo phát triển 9 năm về phân tích nguồn nước cho sức khỏe. Hiện là Trưởng ban cố vấn, nghiên cứu và phân tích nguồn nước tại Geyser Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp về sức khỏe góp phần nâng cao chất lượng đời sống sức khỏe sinh hoạt cho mọi người.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên Hệ Tư Vấn 0936048321